Câu chuyện 10 cây cầu nghìn tỷ qua sông Hồng. Sông Hồng là dòng sông lớn mang rất nhiều phù sa và có giá trị kinh tế cao. Dòng sông này chảy qua Hà Nội và chia Hà Nội thành hai phần chính. Hiện tại Hà Nội đang có 4 cầu cầu lớn bắc qua sông Hồng và là những trục đường giao thông chính của cả thành phố. Thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng thêm 10 cây cầu mới để phát triển bờ Đông của thành phố cũng như giảm áp lực cho các quận phía trong nội thành. Hãy cùng Biệt thự Vinhomes tìm hiểu về câu chuyện 10 cây cầu nghìn tỷ qua sông Hồng nhé.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2
Trong số 10 cây cầu mà TP Hà Nội dự kiến xây dựng thì có cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được khởi công xây dựng vào đầu năm 2021. Thời gian hoàn thành của cầu này dự kiến là vào năm 2022 để có thể giảm bớt tình trạng ùn ứ và thúc đẩy nền kinh tế phía Bắc sông Hồng.
Tổng vốn đầu tư cho cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là 2.500 tỷ. Với chiều dài là 3,4km, bề ngang rộng 19,25m với 4 làn xe nối từ Nguyễn Khoái/ Minh Khai qua đến Long Biên – Thạch Bàn/ Cổ Linh.
Cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên là cây cầu kết nối trung tâm của Hà Nội và sân bay Nội Bài, tức nối từ quận Tây Hồ sang quận Đông Anh. Thiết kế của cầu Tứ Liên đã được UBND TP Hà Nội thông qua và đây sẽ trở thành cây cầu chính giúp kết nối giao thông và thúc đẩy kinh tế.
Với tổng chiều dài là 4,84km thì cầu Tứ Liên nằm trong top những cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng. Cầu Tứ Liên được xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 17 ngàn tỷ. Đây là cây cầu mơ ước của người dân huyện Đông Anh vì nó kết nối với trung tâm TP Hà Nội, tiết kiệm thời gian di chuyển và hỗ trợ giảm ách tắc cho cầu Chương Dương và cầu Nhật Tân.
Cầu Trần Hưng Đạo
Cây cầu Trần Hưng Đạo là cây cầu bắc ngang qua sông Hồng với số vốn đầu tư khoảng 9 ngàn tỷ đồng. UBND TP Hà Nội chủ trương xây dựng dự án này theo hình thức BOT và gia cho Công ty Cổ Phần Him Lam chịu trách nhiệm lập hồ sơ, đầu tư dự án và báo cáo kết quả triển khai.
Công trình này được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân qua 2 bên bờ của TP Hà Nội, giảm ùn tắc và áp lực cho các cây cầu hiện có như cầu Long Biên, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương và cầu Thanh Trì. Liên kết các vùng kinh tế và thúc đẩy quá trình phát triển hạ tầng giao thông thời đại mới.
Cầu Trần Hưng Đạo tọa lạc ở giữa hai cây cầu là cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Hai đầu của nó nằm tại Ngã 5 Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông thuộc quận Hoàn Kiếm và đường Nguyễn Văn Linh thuộc quận Long Biên. Cây cầu này vừa dài vừa rộng. Nó rộng đủ cho 6 làn xe cơ giới và dài 5,5km, quy mô đầu tư khoảng 9 ngàn tỷ đồng. Đây là dự án vừa có vốn nhà nước vừa có vốn doanh nghiệp. Cầu sẽ có trạm thu phí BOT hoàn vốn trong thời gian 20 năm.
>>> Xem thêm: Có nên đầu tư vào dự án Vinhomes Ocean Park Gia Lâm?
Cầu Thăng Long mới
Cầu Thăng Long mới là dự án được thí điểm để nối Quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh với chiều dài là 2km. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được thời gian thi công và số vốn đầu tư cho câu cầu này. Dự kiến là sau năm 2020.
Cầu Vân Phúc
Cầu Vân Phúc không nằm trong nội thành Hà Nội mà lại là cây cầu nối hai trục Bắc (huyện Phúc Thọ) – Nam (Tỉnh Vĩnh Phúc). Cây cầu này được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa TP Hà Nội và Tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến chiều dài là 3km và rộng 20,5m, thời gian thi công là từ năm 2025-2030.
Cầu Hồng Hà
Cầu Hồng Hà cắt giao đường Hồng Hà và tọa lạc giữa thôn Bồng Lai và trường cấp 2 Liên Hồng. Cây cầu này dự kiến sẽ xây sau năm 2020 với phía Bắc là xã Văn Khê, huyện Mê Linh và phía Nam là xã Hồng Hà tại Huyện Đan Phượng.
Cầu Thượng Cát
Cầu Thượng Cát có vốn đầu tư lên tới 9000 tỷ đồng, chiều dài là 5km nối từ Quận Bắc Từ Liên qua huyện Đông Anh. Thời gian xây dựng của cầu là sau năm 2020 trong khoảng thời gian từ 2025 – 2030.
Cầu Mễ Sở
Cầu Mễ Sở nằm trong vùng Vành đai 4 của thủ đô Hà Nội. Đây là địa điểm được chính phủ chủ trương tham mưu đầu tư lên quốc hội, qua đó các cơ quan và ban ngành đoàn thể sẽ vào cuộc để đưa ra bản thiết kế cũng như nghiên cứu phương án xây dựng cho cầu Mễ Sở.
Cầu Mễ Sở chưa có tên gọi chính thức mà sẽ được đặt sau khi hoàn thành bản thiết kế cũng như có đủ vốn đầu tư.
Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt quyết định xây dựng cầu Mễ Sở của UBND TP Hà Nội vào cuối tháng 5/2020 cùng với số vốn đầu tư là gần 5 ngàn tỷ đồng. Cầu có chiều dài khoảng 13,8km và rộng 17m nối huyện Thường Tín với huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Cầu Phú Xuyên
Cầu Phú Xuyên là cầu nối giữa huyện Phú Xuyên (Hà Nội) – huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Chiều dài của cầu là 5km và sẽ được triển khai trong giai đoạn từ 2025 – 2030.
Cầu Ngọc Hồi
Cầu Ngọc Hồi có chiều dài 4km kết nối giữa huyện Gia Lâm và huyện Thanh Trì. Cầu sẽ được triển khai trong giai đoạn năm 2025 – 2030.
Trên đây là những câu chuyện về 10 cây cầu nghìn tỷ qua sông Hồng. Những cây cầu này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho thủ đô Hà Nội.